Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Trám Răng Mà Bạn Cần Biết

trám răng sâu nha khoa ninh kiều

Trám răng được xem là một thủ thuật nha khoa khá quen thuộc với mọi người hiện nay. Nhưng điều đó, thì vấn đề về trám răng cũng cần có những điều cần lưu ý khi đi trám răng mà bạn cần phải biết. Để đảm bảo được sức khỏe răng miệng thì bạn nên note ngay những thông tin ở bài viết dưới đây nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa được nhiều người lựa chọn hiện nay. Phương pháp này sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào vị trí mô răng bị thiếu, giúp phục hồi chức năng nhai cũng như đem lại hiệu quả cả về tính thẩm mỹ cao.

Quy trình trám răng diễn ra như thế nào?

Hiện nay, có hai loại trám răng phổ biến là trám trực tiếp và gián tiếp. Tùy vào mỗi loại kỹ thuật trám mà quy trình thực hiện cũng sẽ có sự khác biệt.

Quy trình trám răng trực tiếp

Trám răng trực tiếp là quy trình nha khoa đơn giản và được áp dụng cho nhiều tình trạng răng hiện nay. Quy trình trám răng được thực hiện như sau:

  • Thăm khám và tư vấn: Trước tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra vị trí răng cần trám, xác định tình trạng, kích thước và tư vấn cho bạn về vật liệu nên sử dụng cho chỗ trám.
  • Gây tê và vệ sinh vị trí cần trám: Nha sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê vào vị trí cần trám. Đối với trường hợp răng sâu thì vị trí bị sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, đồng thời loại bỏ sạch những vụn thức ăn hay cao răng.
  • Tiến hành trám răng: Nha sĩ sẽ đổ vật liệu dùng để trám vào vị trí cần trám đã được làm sạch. Vật liệu trám khi cho vào lỗ hổng thì sẽ ở dạng lỏng. Sau đó, bác sĩ sẽ chiếu laser làm đông cứng dần lại trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.
  • Chỉnh sửa lại chỗ trám: Nha sĩ sẽ chỉnh sửa lại vị trí trám để loại bỏ các vật liệu dư thừa. Cuối cùng, bác sĩ sẽ làm nhẵn lại và đánh bóng ở vị trí trám để răng không bị cộm khó chịu.

Quy trình trám răng trực tiếp thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 20 –30 phút và thay đổi tùy theo tình trạng răng và vật liệu trám.

image
Trám răng thẩm mỹ

Quy trình trám răng gián tiếp

Quy trình trám răng gián tiếp là phương pháp nha khoa hiện đại, làm giảm kẽ hở giữa miếng trám và mô răng. Bước thăm khám và vệ sinh răng miệng cũng như gây tê ban đầu thực hiện tương tự như phương pháp trám trực tiếp. Sau khi thực hiện 2 bước trên xong thì bác sĩ sẽ thực hiện như sau:

  • Lấy dấu hàm răng: Nha sĩ sẽ lấy dấu răng để thiết kế miếng trám theo đúng hình dạng và kích thước của lỗ hổng.
  • Gắn miếng trám lên răng: Miếng trám sau khi hoàn thành sẽ được gắn lên răng bằng xi măng chuyên dụng, miếng dán phải được gắn chặt trên răng để tránh không bị rơi ra.

Quy trình trám răng gián tiếp thường sẽ đi đến phòng khám khoảng 2 lần để gặp bác sĩ thăm khám. Mỗi lần hẹn như vậy thông thường sẽ tốn khoảng 30 – 45 phút.

Những điều bạn cần lưu ý khi trám răng

Hầu hết mọi người nghĩ chỉ cần sau khi trám răng thì răng đã được chắc khỏe như ban đầu. Nhưng đó là sai lầm. Trên thực tế, việc trám răng thành công phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Yếu tố chủ quan góp phần vào sự thành công này là những lưu ý về chăm sóc răng miệng trước, đang và sau khi trám răng. Những lưu ý này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị. Hãy cùng nhakhoaninhkieu.com theo dõi ngay những thông tin cần thiết này nhé!

Trước khi trám răng

Bạn cần nắm rõ những điều này trước khi đi trám răng nhé:

  • Chọn địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng, bác sĩ có chuyên môn cao để tránh các rủi ro đáng tiếc.
  • Vệ sinh răng miệng răng miệng sạch sẽ.
  • Hạn chế ăn đồ cứng hoặc dai.

Trong quá trình trám răng

Trong quá trình bác sĩ tiến hành trám răng, mà bạn cảm thấy khó chịu hay có cảm giác gì bất thường thì hãy báo ngay đến với bác sĩ. Để bác sĩ có thể điều chỉnh và kiểm tra lại lại tốc độ trám răng.

Bạn nên chọn chất liệu răng phù hợp với răng của bạn, dưới sự tư vấn của bác sĩ để kết quả đem lại thành công nhất.

image 1
Trám răng cửa thẩm mỹ

Sau khi trám răng

Hãy chú ý ngay những điều dưới đây để răng trám được bền lâu nhất:

  • Không nên ăn ngay để tránh làm hỏng chỗ mới trám.
  • Không nên ăn thức ăn cứng, dai hoặc đồ ăn và thức uống quá nóng hay quá lạnh để không làm thay đổi độ bám dính, hình dạng cũng như độ chịu lực của vật liệu trám, gây nứt hoặc rò rỉ ở chỗ trám.
  • Bạn không nên các loại thực phẩm có hại cho men răng như trà, cà phê, socola,…
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và không tác động mạnh lên vị trí trám răng.
  • Nên thông báo ngay với bác sĩ khi xuất hiện các tình trạng bất thường trong răng của bạn. Để ngăn chặn những hậu quả xấu hơn.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn khi thực hiện trám răng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Cảnh báo Liên hệ TheSmile1994@gmail.com để mua lại website