Nhổ răng khôn để lại lỗ hổng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng và luôn băn khoăn. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nhổ răng khôn xong có lỗ, tình trạng này xảy ra có sao không? Cách chăm sóc và chế độ ăn uống để khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Tại sao sau khi nhổ răng khôn lại để lại lỗ hổng?
Sở dĩ sau khi nhổ răng khôn để lại lỗ hổng là do chân răng nằm trong nướu, khi bác sĩ thực hiện lấy răng khôn ra sẽ tạo khoảng hở. Thông thường, vết thương này sẽ được khâu lại để tránh chảy máu nhiều và giúp vết thương mau lành hơn. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ không khâu vết thương hay không khâu cẩn thận sẽ khiến vết thương hở bị dắt thức ăn dẫn tới viêm nhiễm và gây đau nhức.
Thời gian để vết thương se lại là khoảng từ 1 – 2 tuần. Còn thời gian để thịt lấp đầu và nướu trở lại như bình thường là 1 – 3 tháng. Tùy vào cơ địa của mỗi người và mức độ tổn thương của nướu mà quá trình lành thương diễn ra nhanh hay chậm.
Nếu sau thời gian dài mà nướu không có dấu hiệu đầy lên thì bạn cần tới các cơ sở nha khoa để kiểm tra lại xem còn sót dị vật bên trong hay có biến chứng nào hay không nhé.
Lưu ý để sau khi nhổ răng khôn không có lỗ xuất hiện
Tình trạng lỗ sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng hết sức bình thường và bạn có thể ngăn ngừa, đẩy nhanh quá trình làm đầy lỗ hổng bằng cách thực hiện đúng những lưu ý sau:
Trước khi nhổ răng
Nhổ răng khôn là một case tiểu phẫu, tuy nhiên dưới răng khôn có nhiều dây thần kinh phức tạp nên việc nhổ răng khôn cần thực hiện bởi bác sĩ giỏi, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị nha khoa, công nghệ áp dụng. Vì bác sĩ nhổ răng giỏi với chuyên môn cao sẽ giúp việc nhổ răng diễn ra nhanh chóng, và sau khi nhổ sẽ không để tình trạng hở miệng vết thương.
Cùng với đó, việc nhổ răng không bằng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp phòng tránh tình trạng lây nhiễm chéo, công nghệ hiện đại sẽ giúp hạn chế đau nhức khi thực hiện.
Khi thực hiện nhổ răng khôn
Bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, không sử dụng lưỡi đẩy vào hốc răng khiến vết thương lâu lành, máu không thể cầm được. Để giúp máu nhanh ngừng chảy và hạn chế vi khuẩn xâm nhập thì bạn nên ngậm băng gạc thật trong thời gian từ 30 – 40 phút.
Sau khi thực hiện nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn để lại lỗ sau một thời gian sẽ tự liền. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thức ăn rất dễ bị mắc lại tại vùng nhổ răng, cộng thêm việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận có thể gây ra viêm nhiễm, sâu răng bên cạnh. Bởi vậy, sau khi nhổ răng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để giảm biến chứng có thể xảy ra như:
- Sử dụng bàn chải loại lông mềm, trải đều, nhẹ nhàng, tránh tác động lực mạnh lên vùng nướu đang trong quá trình lành. Đặc biệt trong 2 tuần đầu, việc chải răng quá mạnh sẽ làm vỡ máu đông che miệng vết thương khiến chảy máu trở lại.
- Súc miệng với nước muối sinh lý sau bữa ăn mỗi ngày. Nước muối có tính kháng khuẩn cao, giúp diệt khuẩn, rửa trôi và hòa tan mảng bám.
- Không sử dụng tăm tre, vật cứng, nhọn tác động đến lợi vì có thể gây chảy máu. Dùng chỉ nha khoa để nhẹ nhàng lấy thức ăn ra khỏi kẽ răng.
- 1 – 2 giờ đầu sau nhổ không nên ăn uống. Sau đó, bạn có thể ăn uống trở lại tuy nhiên chỉ nên ăn các thức ăn dạng lỏng, cháo, súp, các thực phẩm được chế biến dễ tiêu, dễ nuốt.
- Không ăn thực phẩm giòn, các loại hạt dễ để lại các mảnh vụn giắt hoặc dính vào kẽ răng. Không ăn thực phẩm quá nóng hoặc lạnh.
- Tránh tác động lực nhai, nghiến mạnh gây tổn thương nướu.
- Không nên sử dụng nước có gas, bia, rượu trong thời gian này vì nó sẽ khiến vết thương của bạn lâu lành hơn.