Ở độ tuổi trưởng thành, mỗi người chúng ta sẽ mọc răng khôn. Khi có dấu hiệu mọc răng khôn, nó sẽ mọc ở hàm trên hoặc hàm dưới. Răng khôn có thể sẽ đẩy lên các răng khác, gây ra tình trạng lệch lạc hàm răng nên cần phải nhổ răng khôn. Vậy sau đây, hãy cùng nhakhoaninhkieu.com tìm hiểu về nhổ răng khôn và những điều nhất định phải biết về kiến thức nha khoa này nhé!
Răng khôn mọc sẽ xuất hiện các dấu hiệu nào?
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) để chỉ những chiếc răng mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, thông thường răng sẽ mọc ở người trong độ tuổi 17 đến 25. Chức năng của răng khôn không rõ ràng mà gây ra nhiều vấn đề.
Răng khôn có thể mọc nhiều hướng. Nó mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ngay bên cạnh hoặc có thể mọc bình thường, nhú được lên khỏi lợi được một phần thì ngừng vĩnh viễn.
Lúc bạn mọc răng khôn sẽ có các dấu hiệu sau đây:
- Có cảm giác đau nhức vùng quanh lợi: Khi răng bắt đầu nhú lên, bạn sẽ có cảm giác thấy ê nhức từ bên trong. Răng càng nhô cao lên thì cơn đau càng dữ dội và kéo dài.
- Sưng lợi: Mọc răng khôn sẽ khiến bạn cảm giác hàm răng của mình nặng nề hơn và khó khăn khi ăn uống. Quanh vùng lợi răng ở vị trí mọc răng khôn sẽ sưng to lên, ảnh hưởng đến các hoạt động ăn uống và giao tiếp.
- Gây nên tình trạng bị sốt và đau nhức đầu: Mọc răng khôn sẽ xuất hiện sốt nhẹ, cùng với những cơn đau nhức, làm bạn rất khó chịu.
- Xuất hiện tình trạng chán ăn: Quanh vùng răng của bạn sưng lên thì bạn rất khó khăn trong việc ăn uống, làm cơ thể mệt mỏi. Từ đó, làm bạn không muốn ăn uống.
Răng khôn có thể gây ra những tác hại gì?
Răng khôn khi mọc sẽ xuất hiện các tình trạng mọc lệch, mọc ngầm từ đó cũng gây ra không ít biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm lợi trùm: Khi răng mọc lệch thường gây ra tình trạng lợi trùm. Lúc này, lợi bị trùm lên, làm thức ăn bám vào kẽ giữa lợi và răng trong quá trình ăn uống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới nhiễm trùng lợi. Xuất hiện tình trạng viêm tấy quanh bề mặt răng khôn.
- Bệnh viêm nha chu: Với những trường hợp hình dạng răng khôn bất thường khiến thức ăn nhồi nhét lâu ngày gây tình trạng sâu răng. Đồng thời gây ra bệnh lý viêm nha chu cho răng bên cạnh.
- Răng mọc chen lấn các răng bên cạnh: Thực tế hàm răng thường có vị trí cho 28 chiếc răng. Khi đó, răng khôn mọc lên sẽ dẫn tới mọc lệch và xô lấn sang răng số 7 bên cạnh. Thậm chí, nhiều trường hợp răng số 8 mọc lệch còn có khả năng đâm thủng vào thân răng số 7, làm viêm răng số 7. Nhiều trường hợp, nếu không nhổ răng số 8 sớm thì sẽ làm mất luôn răng số 7.
- Gây bệnh lý sâu răng: Răng số 8 mọc lệch sẽ kết hợp với răng số 7 tạo thành những kẽ hở. Thức ăn sẽ bị dính vào đó, làm khó chải, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, sẽ gây ra sâu răng.
- Viêm mô tế bào: Đây được xem là một biến chứng phổ biến khi răng khôn mọc lệch. Dấu hiệu thông thường là má phồng, da căng và sờ vào có cảm giác thấy đau. Đồng thời lúc này bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khi há miệng sẽ đau, khó nhai nuốt và thậm chí cứng hàm hoàn toàn. Nếu bạn không khắc phục sớm sẽ khiến vùng này bị viêm mủ.
- U nguyên bào men: Đây là trường hợp hiếm gặp và nếu gặp phải thì phải cắt đoạn xương hàm. Nên vì thế, bạn cần phải đi đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Lý do nào cần phải nhổ răng khôn
Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ răng khôn hay không nhé! Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám về sức khỏe răng hàm và sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn phù hợp nhất, để đảm bảo răng được chắc khỏe nhất.
Một số lý do mà nha sĩ sẽ cân nhắc tiến hành nhổ răng hay không, bao gồm:
- Người bệnh bị đau, nhức vùng mọc răng khôn, gây ra kích ứng các mô xung quanh hoặc xuất hiện các dấu hiệu của một khoang đang hình thành.
- Không thể làm sạch thức ăn ở vùng răng không mọc.
- Không đủ vị trí để chứa toàn bộ các răng, gây ra tình trạng lệch lạc.
- Gây tổn thương các vùng chân răng xung quanh.
- Gây đau nhức khi tiếp xúc với các răng hoặc nướu.
- Ảnh hưởng tới chức năng nhai của răng hàm bình thường.
Nhổ răng khôn có cần thiết nếu không có bất kỳ dấu hiệu mọc răng khôn nào không?
Dù khi mọc răng không xuất hiện bất kỳ tình trạng đau nhức nào thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng.
Bởi vì, rất khó để bạn có thể nhận biết được tình trạng răng của mình đang như thế nào. Nó có đang bị viêm nhiễm hay không? Độ tuổi ngoài 30 sẽ rất khó khăn trong việc tiến hành nhổ răng không. Răng bám chặt vào xương hàm và cũng có khả năng là chân răng bị gãy di lệch vào xoang. Do đó, bạn nên kiểm tra định kỳ răng miệng để phòng ngừa là tốt nhất.
Cách kiểm soát cơn đau răng khôn tại nhà
Một trong những biện pháp phổ biến nhất để giảm bớt tình trạng sưng tấy và viêm nhiễm gây đau răng khôn khi đang mọc là súc miệng bằng nước muối sinh lý. Đây là một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất. Dung dịch muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn, giúp giữ cho khu vực này sạch sẽ, phòng tránh nhiễm trùng, không làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh các tác động trực tiếp lên vùng răng đang mọc. Để tránh làm cho khu vực này sưng tấy hoặc bị kích ứng. Khi xuất hiện các tình trạng này, bạn có thể chườm một túi nước đá lên bên ngoài vùng má nếu cần.
Những nguy cơ mà bạn có thể gặp phải khi phẫu thuật nhổ răng khôn
- Làm tổn thương các dây thần kinh gây ra thay đổi cảm giác ở lưỡi, môi dưới hoặc cằm.
- Gây tổn thương xoang do nhổ răng khôn hàm trên.
- Xương hàm dưới yếu đi.
- Nhiễm trùng răng do các mảnh thức ăn và vi khuẩn bị mắc kẹt ở các kẽ răng.
- Đau nhức và chậm lành do cục máu đông làm lộ xương ở vùng vết thương.
Trên đây, là những thông tin cần biết về nhổ răng khôn. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được các triệu chứng cũng như cách theo dõi để có thể theo dõi được tình trạng răng tốt nhất.